Trái phiếu là loại chứng khoán nợ, xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người sở hữu trái phiếu (người cho vay). Người sở hữu trái phiếu nhận được lợi tức - khoản lãi định kỳ, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành. Khi trái phiếu đáo hạn, đơn vị phát hành phải hoàn trả vốn gốc cho trái chủ.
- Lợi tức: Thu nhập từ trái phiếu là khoản tiền lãi cố định theo kỳ, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Ưu tiên thanh toán: Khi công ty giải thể hoặc phá sản, trái chủ được ưu tiên thanh toán trước cổ đông.
- Quyền sở hữu: Trái chủ không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.
Phân loại trái phiếu
Theo chủ thể phát hành:
- Trái phiếu Chính phủ: Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn cho ngân sách và các dự án nhà nước. Rủi ro thấp.
- Trái phiếu chính quyền địa phương: UBND tỉnh, thành phố phát hành để huy động vốn cho dự án địa phương.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Do các doanh nghiệp phát hành để đáp ứng nhu cầu vốn.
Theo tính chất:
- Trái phiếu chuyển đổi: Có thể chuyển thành cổ phiếu vào một thời điểm trong tương lai.
- Trái phiếu không chuyển đổi: Trái chủ không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu.
Theo lợi tức:
- Lãi suất cố định: Lợi tức được xác định và trả cố định theo kỳ hạn.
- Lãi suất thả nổi: Lợi tức thay đổi theo lãi suất tham chiếu.
- Lãi suất bằng không: Không trả lợi tức định kỳ, nhưng mua với giá thấp hơn và hoàn trả bằng mệnh giá khi đáo hạn.
Theo phương thức đảm bảo:
- Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Tài sản như bất động sản, cổ phiếu được dùng để đảm bảo thanh toán.
- Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: Không có tài sản đảm bảo, rủi ro cao hơn.
Trái phiếu là công cụ tài chính phổ biến, giúp các tổ chức huy động vốn và cung cấp thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.
Tags:
Kiến thức